Chia sẻ

Sử dụng vượt hạn mức thẻ tín dụng có sao không?

17/08/2021
Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ sử dụng để thanh toán trong một chu kỳ nhất định. Số tiền này phụ thuộc vào điều kiện mở thẻ của khách hàng khai báo với ngân hàng. Hạn mức thẻ tín dụng được đưa ra với mục đích giới hạn chi tiêu của chủ thẻ. Tuy nhiên nhiều khách hàng có nhu cầu tiêu quá hạn mức thẻ tín dụng. Việc này có nên hay không? Chi tiêu vượt hạn mức có bị tính phí hay không? Cùng giải đáp các thắc mắc này qua bài viết dưới đây!

1. Chi tiêu vượt hạn mức thẻ tín dụng có được không?

Một số trường hợp ngoại lệ được ngân hàng cho phép tiêu dùng vượt hạn mức được cấp. Điều kiện là lịch sử tín dụng và lịch sử thanh toán của chủ thẻ có độ tín nhiệm cao, mức thu nhập hàng tháng đáp ứng khả năng trả nợ.

Tùy theo quy định của từng ngân hàng cũng như phụ thuộc vào tình hình tài chính của mỗi khách hàng mà ngân hàng cho phép khách hàng được tiêu vượt hạn mức được cấp cụ thể là bao nhiêu tiền. Hạn mức vượt có thể là 1 - 2 triệu đồng, 5 - 10 triệu đồng hoặc 20 - 50 triệu đồng.

Chi tiêu vượt hạn mức thẻ tín dụng có sao không?

Để biết sản phẩm thẻ tín dụng đang sử dụng được chi tiêu vượt hạn mức hay không, khách hàng hãy liên hệ với ngân hàng để có câu trả lời chính xác nhất.

Cụ thể, theo quyết định 13/2018/QĐ-TTg, tại điều 3, chương 2, điều kiện cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như sau:

  • Đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không có nợ xấu trong 03 năm gần nhất, có hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc năm của khách hàng tại thời điểm gần nhất;
  • Có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Triển khai các dự án, phương án có ý nghĩa kinh tế – xã hội quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thuộc các ngành, lĩnh vực: điện, than, dầu khí, xăng dầu, giao thông, vận tải công cộng và các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ.
  • Triển khai các chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
  • Đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
  • Dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn đã được tổ chức tín dụng thẩm định là đảm bảo khả thi, khách hàng có khả năng trả nợ và quyết định cấp tín dụng; đáp ứng các quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy, khách hàng được tiêu vượt quá hạn mức tín dụng đã cấp với điều kiện chủ thẻ đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ. Tuy nhiên khách hàng không nên lạm dụng điều này để tiêu vượt hạn mức tín dụng bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ và gây khó khăn về tài chính cho chính bạn.

2. Tác hại của việc chi tiêu vượt hạn mức tín dụng và cách khắc phục

2.1 Các tác hại của việc chi tiêu vượt hạn mức thẻ tín dụng

Chịu phí phạt từ ngân hàng và tổ chức tín dụng
Tùy thuộc vào từng ngân hàng, mức phí này có thể là một số tiền cụ thể hoặc được tính bằng phần trăm dựa trên số tiền vượt hạn mức tín dụng. Đa số các ngân hàng hiện nay đều đề ra mức phí là 100.000 đồng cho mỗi sao kê vượt hạn mức tín dụng.

Ngưng hoạt động thẻ tín dụng
Một số ngân hàng đưa ra quy định sẽ ngưng hoạt động thẻ cho đến khi khách hàng thanh toán nợ cho ngân hàng và đưa về trạng thái dưới hạn mức tín dụng thì mới được sử dụng lại thẻ tín dụng như ban đầu.

Trừ điểm tín dụng
Đặc biệt, nếu khách hàng vượt hạn mức tín dụng sẽ bị trừ điểm tín dụng và trở thành nợ xấu, ảnh hưởng đến các hoạt động tín dụng trong tương lai.

Phí vượt hạn mức thẻ tín dụng là bao nhiêu?

2.2 Cách hạn chế chi tiêu vượt hạn mức tín dụng

Khách hàng nên lựa chọn đăng ký các gói dịch vụ nhận tin nhắn về các khoản giao dịch qua tin nhắn SMS, hoặc liên kết Internet Banking để cập nhật tình hình chi tiêu của bản thân dễ dàng và thuận tiện hơn. Từ đó kiểm soát được tình hình thu chi của mình và biết được mình có tiêu xài vượt hạn mức hay không.

Đặc biệt, bạn nên “kiểm điểm” lại thói quen mua sắm của mình, nên lên kế hoạch dự chi trung bình mỗi tháng từ 25% – 35%/hạn mức tín dụng cho phép từ ngân hàng. Kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng dựa vào sao kê định kỳ và thanh toán đủ cho ngân hàng trước một giao dịch vào tháng tiếp theo.

3. Phí vượt hạn mức thẻ tín dụng bao nhiêu?

Trong điều kiện điều khoản sử dụng thẻ tín dụng, hầu hết các ngân hàng ghi rõ nếu khách hàng sử dụng vượt hạn mức tín dụng được cấp phải trả phí vượt hạn mức tín dụng. Thông thường các ngân hàng hiện nay đều thu phí vượt hạn mức tín dụng. Bạn có thể tham khảo phí vượt hạn mức tín dụng của một số ngân hàng tiêu biểu trong bảng sau: (thời điểm tháng 8/2021)

Tên ngân hàng

Phí vượt hạn mức tín dụng

OCB

OCB không áp dụng phí vượt hạn mực với hầu hết các hạng thẻ. Chỉ áp dụng duy nhất với thẻ Priority là: 100.000 VND

HSBC

50.000 - 100.000 VND

VIB

2,5% - 3% số tiền vượt hạn mức (tối thiểu 50.000 VND)

ACB

0.075%/ ngày trên số tiền vượt hạn mức

Vietcombank

8% - 15%/ năm/ số tiền vượt quá hạn mức

Sacombank

0.075%/ ngày

VPBank

4% số tiền vượt hạn mức


Như vậy, vượt hạn mức thẻ tín dụng là điều không ai mong muốn, tuy nhiên trong một số trường hợp khách hàng vẫn lựa chọn chi tiêu vượt mức tín dụng và chấp nhận chịu phí phạt. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về việc sử dụng thẻ tín dụng vượt hạn mức và các vấn đề liên quan để kiểm soát chi tiêu và có hoạt động thanh toán tốt hơn.
Chia sẻ
Tags:
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chương trình ưu đãi khác

Đăng ký nhận thông tin từ OCB

Ngân hàng số OCB OMNI trên di động