Chia sẻ

Nợ xấu nhóm 4 là gì? Nợ nhóm 4 có vay được không?

04/08/2021
Nợ xấu nhóm 4 là gì, bao lâu được xóa? Nợ xấu có thể được duyệt vay tại các tổ chức tín dụng nữa hay không? Trong bài viết này, OCB sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết.

1. Nợ xấu nhóm 4 là gì?

Nợ xấu nhóm 4 là khoản nợ mà người vay không thực hiện hoàn tất thanh toán đúng thời hạn đã ký kết trong hợp đồng trong thời gian 3 tháng trở lên. Trong trường hợp, dù ngân hàng đã cơ cấu gia hạn đến lần thứ ba mà vẫn không chi trả thì khách hàng sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu nhóm 5.

2. Khi nào bị rơi vào nợ xấu nhóm 4?

Bạn sẽ bị liệt kệ vào nợ xấu nhóm 4 khi rơi vào các trường hợp sau đây:
+ Khoản nợ đã quá hạn từ 181 đến 360 ngày mà chưa được khách hàng hoàn tất thanh toán.
+ Khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày dù đã được ngân hàng tạo điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Trường hợp bị liệt kê vào danh sách nợ xấu.

3. Cách kiểm tra nợ xấu nhóm 4

Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra khoản nợ xấu của mình mà vẫn đảm bảo độ chính xác thông qua 4 cách đơn sau đây:

Kiểm tra các khoản thanh toán gần nhất

Đây là phương pháp khá đơn giản, bạn chỉ cần nhớ kỹ lại khoản thanh toán mà mình trả tiền trễ hẹn nhất, tổng số điền chậm đó so với ngày đáo hạn được quy định trong hợp đồng chính xác là bao nhiêu lâu.

  • Nếu trễ trong khoảng 10 đến 30 ngày thì sẽ là nợ cần chú ý.
  • Trong khoảng 30 đến dưới 180 ngày sẽ được liệt kê vào nợ xấu nhóm 3.
  • Trên 180 ngày sẽ bị xếp vào nợ xấu nhóm 4.
  • 365 ngày trở lên là nợ xấu nhóm 5.
Tuy nhiên nếu bạn không thể biết chính xác tổng số ngày trễ hạn thanh toán, có thể liên hệ đến tổng đài của tổ chức tín dụng để được kiểm tra.

Kiểm tra CIC Online

Đối với hình thức này, bạn có thể truy cập vào website: cic.org.vn để tiến hành tạo tài khoản tra cứu miễn phí. Tuy nhiên nhược điểm của cách thức này là khá tốn thời gian.

Kiểm tra bằng app OCB OMNI

Mặc dù ứng dụng OCB OMNI không hỗ trợ kiểm tra CIC miễn phí cho khách hàng nhưng bạn có thể dựa vào nguyện vọng đăng ký vay vốn online. Lúc này, hệ thống sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra lịch sử tín dụng và phản hồi lại sau khi tiếp nhận hồ sơ của bạn.

4. Nợ xấu nhóm 4 có được vay ngân hàng không?

Vậy nợ xấu nhóm 4 có được vay ngân hàng hay không? Câu trả lời là không. Đối với nhóm nợ này, các ngân hàng đánh giá gần như mất khả năng thanh toán. Nếu bạn bị xếp vào danh sách đen thì đều bị phía ngân hàng, đơn vị tài chính từ chối mọi hợp đồng vay vốn. Đối với những khách hàng có khoản nợ vẫn đang được lưu trữ trên CIC. Sau khi hết 5 năm, bạn có thể tiến hành vay vốn trở lại tuy nhiên vẫn có những cản trở nhất định.

Vậy nợ xấu nhóm 4 có được vay ngân hàng hay không?

Tuy nhiên, nếu là khoản vay có tài sản giá trị thế chấp thì vẫn có hướng giải quyết tối ưu cho bạn. Đó chính là nhờ sự giúp đỡ của phòng xử lý nợ ngân hàng bằng cách cơ cấu nợ.

Điều kiện để được hỗ trợ là bạn có thể chứng minh được khả năng thanh toán nợ và tình hình tài chính của mình vẫn ổn định. Thậm chí, phía ngân hàng có thể tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn thêm cho bạn hoặc cho bạn vay thêm gốc lãi để cầm cự, chờ thời điểm thích hợp đấu giá tài sản.

5. Nợ xấu nhóm 4 bao lâu được xóa?

Đối với tình trạng này thời gian được xóa lịch sử tín dụng đen trên hệ thống CIC sẽ là 5 năm. Tính từ khoảng thời gian khách hàng hoàn tất thanh toán khoản nợ bao gồm gốc và lãi trước đó, gốc lãi phát sinh do quá hạn cho phía ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Nợ xấu nhóm 4 bao lâu được xóa?

Ngay sau khi tất toán đủ số tiền mà bên vay yêu cầu, hợp đồng vay vốn sẽ được thanh lý. Tuy nhiên nếu tồn dư nợ dù chỉ 1 đồng, khách hàng sẽ vẫn bị tính là nợ xấu và có nguy cơ nhảy lên nợ xấu nhóm 5. Để có thể đảm bảo đã hết dư nợ, bạn hãy gọi điện đến Hotline hoặc ra trực tiếp chi nhánh ngân hàng để được hỗ trợ kiểm tra.

6. Lưu ý để không rơi vào tình trạng nợ xấu nhóm 4

Để có thể không rơi vào tình trạng nợ xấu, khách hàng cần đặc biệt lưu ý những điều cơ bản sau khi vay vốn:

  • Bạn cần cân nhắc khả năng tài chính của mình trước khi quyết định vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Bạn cần kiểm soát được thu nhập, tình trạng kinh tế của mình và có phương án giải quyết khi không may có biến cố ập đến.
  • Chỉ nên vay vốn vào các mục đích thu về lợi nhuận có hiệu quả như hoạt động kinh doanh, đầu tư.
  • Tìm hiểu và cân nhắc kỹ các cam kết được quy định trong hợp đồng vay vốn đặc biệt là cách tính lãi, phí.
  • Khách hàng cần ghi nhớ ngày thanh toán để tránh tình trạng phát sinh nợ xấu bị ghi lại trên hệ thống CIC.
  • Tuyệt đối không có ý định chạy trốn, xù nợ khi không đủ khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Tốt nhất bạn nên trao đổi trực tiếp với phía cho vay để được hỗ trợ giải quyết thích hợp nhất.
Trên đây là giải đáp chi tiết về nợ xấu nhóm 4 mà nhiều khách hàng thắc mắc trong quá trình vay vốn. Nợ xấu không ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của bạn nhưng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản vay tín dụng trong tương lai. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định vay tiền tại các đơn vị tài chính.
Chia sẻ
Tags:
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chương trình ưu đãi khác

Đăng ký nhận thông tin từ OCB

Ngân hàng số OCB OMNI trên di động