Chia sẻ

Nợ xấu không trả có sao không?

03/08/2021
Bạn đang gặp phải vấn đề tài chính, không thể chi trả các khoản vay dẫn đến phát sinh nợ xấu. Vậy nợ xấu không trả có sao không, có bị truy cứu pháp luật không? Hãy cùng OCB giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nợ xấu không trả có sao không?

Nợ xấu không trả có vi phạm pháp luật?

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ cần chấp thuận và ký kết vào bản hợp đồng mà phía ngân hàng đề ra. Thông thường, hầu hết các hợp đồng vay vốn của ngân hàng đều nêu rõ các nội dung ràng buộc trong trường hợp bên đi vay không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Do vậy, phía đi vay cần phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức thanh toán số tiền bao gồm cả gốc lẫn lãi như đã thỏa thuận. Nếu hết hạn thanh toán, trả nợ định kỳ mà bạn vẫn chưa hoàn tất khoản vay hay thanh lý hợp đồng với ngân hàng thì đồng nghĩa với việc bạn đang vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Nợ xấu không trả có sao không?

Như vậy việc không thanh toán đúng hạn dẫn đến nợ xấu, có nghĩa là bạn đang vi phạm thỏa thuận với ngân hàng tại hợp đồng tín dụng và vi phạm luật dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam.

Nợ xấu không trả có được không?

Vậy nợ xấu không trả có sao không, có bị ngân hàng truy cứu không? Như đã đề cập phía trên bạn hoàn toàn có thể bị khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.

Trước khi ngân hàng đâm đơn kiện, nhân viên xử lý nợ xấu ngân hàng sẽ gọi điện, nhắn tin,... và thực thi các hình thức cưỡng chế khác để nhắc nhở và thu nợ bạn. Vậy nên, trong trường hợp bạn đang gặp khó khăn tài chính không thể hoàn tất khoản vay hãy liên hệ lại với phía ngân hàng để được hỗ trợ gia hạn.

Trong tình huống bên đi vay có ý định trốn nợ, không hợp tác hay không thể hoàn thành khoản nợ, phía ngân hàng buộc phải khởi kiện. Lúc này bạn sẽ phải chịu truy tố theo quy định pháp luật.

2. Nợ xấu không trả có bị khởi kiện ra tòa không?

Bên cạnh câu hỏi nợ xấu không trả có sao không? Thì nợ xấu có bị khởi kiện ra tòa không? cũng là thắc mắc cũng rất nhiều khách hàng đi vay.

Theo quy định của Luật dân sự 2015 việc vay mượn nợ của cá nhân hoặc tổ chức khác (ngoài ngân hàng ra) mà khi đến hạn không trả theo thỏa thuận thì bạn đã vi phạm luật dân sự. Khi đó, cá nhân hoặc tổ chức cho bạn vay mượn có quyền khởi kiện bạn tại tòa án nếu họ có đầy đủ chứng cứ chứng minh bạn nợ tiền không trả đúng thời hạn (ví dụ như giấy vay tiền, hợp đồng vay vốn,..).

Nợ xấu không trả có bị khởi kiện ra tòa không?

Lúc này, bạn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu không thể tất toán khoản nợ xấu. Ngoài số tiền nợ ( gốc và lãi trong hạn, gốc và lãi phạt quá hạn) thì bạn sẽ phải gánh thêm chi phí thi hành án. Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng, hình phạt bạn bị xử lý sẽ khác nhau như:

  • Khoản vay có tài sản giá trị thế chấp: Bán tài sản để tất toán nợ xấu theo mức đấu giá thấp nhất.
  • Đối với khoản vay tín chấp:
+ Khấu trừ tiền trong tài khoản, tịch thu, xử lý các giấy tờ có giá trị của người phải thi hành án.
+ Thu hồi trực tiếp thu nhập của người thi hành án.
+ Kê biên, xử lý mọi tài sản có giá trị (xe, tiền tiết kiệm, bất động sản, tài khoản lương,…) đứng tên của người thi hành án, kể cả tài sản đang do bên thứ ba nắm giữ.
+ Khai thác tài sản của người thi hành án.
+ Yêu cầu chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ, đồ vật có giá trị.
+ Buộc người phải thi hành án không được hoặc được phép thực hiện một số công việc nhất định.

Vì vậy khi phát sinh nợ xấu với bất kể lý do gì, bạn không nên trốn tránh mà cần hợp tác và khai báo thành thật tình trạng tài chính của mình với phía ngân hàng để có hướng xử lý ổn thỏa cho cả hai mà không vướng vào pháp luật.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc nợ xấu không trả có sao không, có bị khởi kiện ra tòa không. Chúc bạn có thể nhanh chóng giải quyết nỗi lo tài chính của mình để không phát sinh bất cứ khoản nợ ngoài mong muốn nào.
Chia sẻ
Tags:
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chương trình ưu đãi khác

Đăng ký nhận thông tin từ OCB

Ngân hàng số OCB OMNI trên di động