Vì một vài lý do khách quan dẫn đến mất khả năng chi trả, nợ quá hạn ngân hàng bị khởi kiện là nỗi lo của rất nhiều người đi vay. Vậy trong khoảng thời gian bao lâu nợ xấu bị kiện ra tòa, có bị đi tù không? Hướng giải quyết tốt nhất trong tình huống này là gì? Hãy để, OCB giải đáp cho bạn một cách chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Nợ xấu ngân hàng bao lâu thì bị kiện ra tòa?
Tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng mà thời gian nợ xấu bị kiện ra tòa sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp người đi vay (cá nhân, tổ chức) không thể tất toán được khoản nợ (cả gốc lẫn lãi) cho phía ngân hàng theo đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng ký kết sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu và bị ngân hàng khởi kiện ra tòa theo đúng quy định pháp luật.
Bạn cũng không cần quá lo lắng nếu đang gặp trục trặc về tài chính chưa thể thanh toán kịp thời cho phía ngân hàng. Hiện nay, một số ngân hàng nhà nước hay cổ phần tư nhân đã có những chính sách hỗ trợ khách hàng để có thể hoàn thành được trách nhiệm trả nợ của mình.
Chính sách hỗ trợ khách hàng hoàn tất khoản nợ quá hạn
Chính sách hỗ trợ khách hàng hoàn tất khoản nợ ở đây đó chính là gia hạn thời gian vay hoặc tiến hành đàm phán đấu giá tài sản trước khi tiến hành đâm đơn kiện ra tòa. Vậy nên, nếu bạn hay phía công ty đang gặp phải tình trạng nợ quá hạn ngân hàng chưa thể thanh toán hãy liên hệ trực tiếp đến bên ngân hàng để được thỏa thuận và xin gia hạn hợp đồng, tránh những phiền phức nợ xấu bị kiện ra tòa.
Trong trường hợp xấu nhất là phía ngân hàng đã gửi đơn kiện lên tòa án buộc bên đi vay phải thanh toán khoản nợ. Lúc này, phía viện kiểm soát sẽ tiến hành kiểm kê tài sản thế chấp và thực thi thu hồi nợ theo đúng quy định pháp luật.
2. Nợ xấu ngân hàng với số tiền bao nhiêu thì bị khởi kiện?
Bên cạnh thắc mắc bao lâu thì nợ xấu bị kiện ra tòa thì với số tiền bao nhiêu sẽ bị ngân hàng truy tố pháp luật cũng là nỗi ám ảnh của người đi vay.
Với những hợp đồng vay vốn có giá trị thấp
Phía ngân hàng sẽ hạn chế tối đa hình thức khởi kiện ra tòa. Đồng thời sẽ tạo các chính sách hỗ trợ cho bên đi vay có thể nhanh chóng hoàn thành khoản nợ.
Với những hợp đồng vay vốn có giá trị tương đối lớn hoặc rất lớn
Các hợp đồng vay này thường xuất phát từ phía doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đang trong thời kỳ khó khăn tài chính, nguy cơ phá sản và không hợp tác trả nợ, trốn nợ buộc phía ngân hàng phải thi hành biện pháp cưỡng chế. Đồng nghĩa với việc, trong trường hợp này, bên đi vay sẽ bị phía ngân hàng khởi kiện, có khả năng cao chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
3. Nợ xấu bị kiện ra tòa có bị đi tù không?
Như vừa nhắc đến ở trên, bên đi vay sẽ có nguy cơ gánh chịu các hình phạt hình sự nếu nợ xấu bị kiện ra tòa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kể sau, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật:
- Bên ngân hàng thông báo sẽ khởi kiện ra tòa nếu bạn không thanh toán đúng hạn khoản nợ trong hợp đồng vay vốn nhưng lại chưa gửi đơn lên phía tòa án. Trong trường hợp này, bạn nên cố gắng huy động nguồn tiền để có thể thanh lý hợp đồng hoặc đàm phán trực tiếp lại phía ngân hàng để được hỗ trợ, tránh liên quan đến pháp lý kiện tụng.
- Ngân hàng đã tiến hành đâm đơn kiện và được phía tòa án tiếp nhận, gửi thông báo trực tiếp đến bên đi vay.
+ Nếu bạn có thể tất toán toàn bộ số nợ xấu đã quá hạn trong thời gian 4 tháng chuẩn bị cho vụ kiện thì ngân hàng sẽ rút đơn.
+ Ngoài ra, bạn cũng có thể đàm phán và chấp thuận với những yêu cầu ngân hàng đặt ra, đơn kiện cũng sẽ được bãi bỏ. Nhưng nếu không thể trả nợ theo đúng thời gian gia hạn hay chấp hành theo những thỏa thuận với phía ngân hàng, bạn sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự theo tuyên bố của tòa án.
4. Hướng giải quyết khi nợ xấu bị kiện ra tòa
Trong tình huống nợ xấu bị kiện ra tòa bạn đừng quá căng thẳng hay lo lắng mà hãy tìm cách bàn bạc trực tiếp với phía ngân hàng. Tuyệt đối bỏ ý định trốn nợ hay thái độ không hợp tác. Ngoài ra khi đã tích góp đủ số tiền, bạn cần nhanh chóng thực hiện trả nợ ngân hàng theo quy trình sau:
- Bước 1: Liên hệ trực tiếp đến phía ngân hàng để được tiến hành làm thủ tục thanh toán hợp đồng vay vốn trước đó.
- Bước 2: Tính kỹ lại khoản tiền phải thanh toán (cả gốc và lãi phát sinh) và đối chiếu với số liệu mà phía ngân hàng cung cấp.
- Bước 3: Tiến hành tất toán khoản vay dưới hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho nhân viên ngân hàng có thẩm quyền.
- Bước 4: Ký biên bản thanh lý hợp đồng, nhận lại giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp (nếu có).
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc nợ xấu bị kiện ra tòa hy vọng có thể giúp bạn giải đáp các thắc mắc về vấn đề quá nợ ngân hàng. Hãy cân nhắc và tính toán thật kỹ khả năng tài chính của mình trước khi ký kết bất cứ khoản vay nào để không gặp phải rắc rối tài chính.
Chia sẻ