Cụ thể, việc phân chia các loại nợ thì nợ xấu gồm 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. Các khoản nợ vẫn có khả năng thu hồi cả gốc và lãi theo đúng thời gian.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý. Đây là những khoản nợ từ 10 đến 30 ngày.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. Các khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ. Các khoản vay quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
1. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là gì?
1.1 Nguyên nhân chủ quan
- Không biết cách quản lý tài chính cá nhân: Việc không quản lý được các nguồn tiền sẽ dẫn đến hiện tượng tiền “không cánh mà bay”. Điều này kéo theo việc các khoản nợ ngày càng tăng lên và người dùng không còn khả năng chi trả. Đối với doanh nghiệp, không quản lý tốt tài chính sẽ kéo theo thâm hụt tiền dự phòng chi trả lương cho nhân viên và phải đi vay lãi để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
- Không hiểu biết về các khoản vay và hợp đồng: Người vay thường không tìm hiểu và đọc rõ các thông tin về điều khoản, chi phí vay, lãi suất trong hợp đồng.
- Sử dụng thẻ tín dụng quá nhiều: Một số người sử dụng nhiều hơn số tiền đã kiếm và kéo theo mất kiểm soát dòng tiền nên mất khả năng trả nợ và dẫn đến nợ xấu.
- Quên thanh toán các khoản phí phạt hoặc khoản vay nợ.
- Cố tình không trả nợ dẫn đến bị xếp nợ xấu.
- Vay tiền nóng nhưng đến hạn không có khả năng thanh toán cho ngân hàng.
- Cờ bạc
1.2 Nguyên nhân khách quan
Dịch bệnh: Do ảnh hưởng của dịch Covid, tình hình kinh tế trên cả nước đã có nhiều biến đổi. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề. Dịch bệnh cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng lên.
2. Tìm hiểu về tổ chức CIC – trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam
2.1 Chức năng và hoạt động của tổ chức CIC
Các thông tin mà hệ thống CIC lưu lại bao gồm:
- Thông tin cá nhân khách hàng.
- Số tiền khách hàng đang nợ được ký kết với tổ chức cho vay nào.
- Thời gian hoàn trả món nợ.
- Các quy trình trả nợ tiến hành thế nào.
- Cá nhân hoặc doanh nghiệp đã thế chấp những tài sản nào.
- Hiện đang được xếp vào nhóm nợ xấu nào trên hệ thống CIC.
2.2 Cách kiểm tra nợ xấu trên CIC
Để biết thêm các thông tin chi tiết, khách hàng mang căn cước công dân và các giấy tờ liên quan (nếu có) đến trực tiếp Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia, có địa chỉ tại:
+ Số 10 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội.
3. Thời gian để được xóa nợ xấu
Cụ thể như sau:
- Nợ xấu nhóm 1: Được cấp vốn ngay.
- Nợ xấu nhóm 2: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 1 năm. (Sau 1 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay).
- Nợ xấu nhóm 3 - Nợ xấu nhóm 5: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm. (Sau 5 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay trở lại).
4. Làm gì để xóa nợ xấu?
Các biện pháp cụ thể sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nợ xấu và xóa sạch lịch sử bị nợ xấu của mình trên hệ thống:
- Thanh toán các khoản vay dưới 10 triệu đồng: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán sẽ không xuất hiện trong lịch sử tín dụng. Vì thế, thanh toán những khoản nợ nhỏ sẽ giúp lịch sử tín dụng của bạn “trong sạch” hơn.
- Sắp xếp tài chính để tất toán những khoản vay trên 10 triệu càng sớm càng tốt: Thông tin lịch sử tín dụng được cập nhật hàng tháng và theo quy định thì sau 12 tháng trả hết nợ xấu nhóm 2, nợ xấu sẽ được xóa khỏi lịch sử tín dụng.
- Đăng ký nhận báo cáo tín dụng: Việc này giúp khách hàng nhận thông báo kịp thời, tránh nợ xấu nhóm 2 rơi tiếp vào nhóm 3 đến nhóm 5 vì các nhóm nợ xấu này mất đến 5 năm mới có thể xóa được.