Làm thế nào để khi về hưu vẫn có được một cuộc sống bình yên, thư thái? Mỗi người sẽ tự tìm lấy phương án cho riêng mình, tùy vào từng sở trường, sở thích hay mong muốn của cá nhân. Có người tìm việc bán thời gian để khỏi phải ngồi yên, số khác lại tìm niềm vui bên gia đình hoặc thực hiện ước mơ du lịch đó đây...
Tất nhiên, dù là sự lựa chọn nào cũng cần thoải mái về mặt kinh tế. Vì thế, ngay từ bây giờ, khi còn thu nhập ổn định chúng ta cần chuẩn bị kế hoạch tài chính một cách cụ thể và kỹ càng.
Hãy liệt kê nhu cầu của bản thân
Về hưu đồng nghĩa với việc mức thu nhập để duy trì cuộc sống sẽ giảm đi rất nhiều, trong khi đó khả năng làm việc cũng không còn được như trước. Hiện nay, những vấn đề mà người hưu trí hay gặp phải thường là chi phí để chăm sức khỏe và các nhu cầu khác để bình ổn mức sống cơ bản.
Chúng ta cần biết rõ bản thân cần gì, muốn gì khi nghỉ hưu, từ đó lập ra một bảng nhu cầu cá nhân chi tiết cùng các con số tài chính tương đối chính xác. Ví dụ như số tiền dành cho bảo hiểm, y tế, du lịch, mua sắm… Khi đã có bảng nhu cầu, các bước tiếp theo về kế hoạch tài chính sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tăng thu nhập cá nhân
Tài chính khi còn ở độ tuổi lao động sẽ quyết định rất nhiều về mặt kinh tế của bạn lúc về hưu. Vì thế, hãy tích cực kiếm thêm thu nhập cá nhân. Ngày nay, mỗi người có thể làm cùng lúc nhiều việc. Tận dụng tối đa thời gian rảnh để đóng góp thêm vào tài khoản cá nhân những khoản tiền từ công việc ngoài giờ. Bạn có thể lựa chọn kinh doanh tại gia, bán hàng online, làm cộng tác viên, kiếm tiền thông qua các mạng xã hội… Dù là phương án tăng thu nhập nào, bạn cũng cần phải nhớ rằng, nên ưu tiên công việc chính của mình và việc làm thêm phải thực sự phù hợp với bản thân, không nên quá sa đà làm giảm sút nguồn thu chính.
Thanh toán hết các khoản nợ
Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta cần phải vay mượn để trang trải nhu cầu thiết yếu, mua phương tiện để đi làm, để kinh doanh, hoặc dành cho con đường học hành của con cái… Nhưng chắc rằng không ai muốn khi về già mà vẫn phải làm việc để trả nợ cả. Đó là lý do mà mỗi người cần có kế hoạch thanh toán dứt điểm những khoản nợ hiện có.
Mỗi khoản nợ sẽ có mức lãi suất riêng, hãy sắp xếp trả nợ theo mức độ ưu tiên của từng khoản để giải quyết một cách nhanh chóng. Từ đó, việc tích lũy ngân sách của bạn sẽ tăng tốc lên rất nhiều.
Nghiêm túc về tiết kiệm
Hãy thực hiện nghiêm túc và tích cực kế hoạch tiết kiệm tiền bạc cho lúc nghỉ hưu. Ban đầu, khoản tiền ấy sẽ không lớn, tuy nhiên nếu được tích lũy dần nó sẽ tăng theo bởi sự ổn định cùng đà thăng tiến trong công việc của bạn.
Nếu bạn đã mở quỹ tiết kiệm ở ngân hàng, chúc mừng bạn đã có một quyết định sáng suốt để có thể về hưu nhàn hạ. Chúng ta chỉ cần lựa chọn cho mình chương trình tiết kiệm phù hợp, hàng tháng gửi tiền vào, số tiền ấy càng lúc càng nhiều và sinh lời qua từng năm. Thử tưởng tượng, bạn gửi tiết kiệm ngân hàng vào năm 30 tuổi thì khi bước qua tuổi 60 số tiền ấy là bao nhiêu. Đó là con số không phải là ít.
Bạn nên có nhiều sổ tiết kiệm cho nhiều mục đích: khoản dành cho du lịch khi về già, khoản dành cho con cái, quỹ cho tình huống khẩn cấp. Ngày nay, việc mở sổ tiết kiệm khá dễ dàng. Bạn có thể tận dụng công nghệ và thực hiện gửi tiết kiệm online. Thậm chí, với nhiều ứng dụng hỗ trợ quản lý và giao dịch tài chính online, bạn còn có thể mở cùng lúc nhiều sổ tiết kiệm chỉ với một xác thực OTP, như OCB OMNI là một điển hình. Nhờ đó, bạn có thể chia nhỏ sổ và có kế hoạch tiết kiệm linh hoạt nhất.
Gửi tiết kiệm online cũng là phương án được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn và lãi suất cao. Tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), lãi suất tiết kiệm online lên đến 7.9%, cộng thêm đến 0.3% so với tại quầy, chắc chắn sẽ là kênh sinh lãi hiệu quả cho số tiền tiết kiệm của bạn.
Nếu tiết kiệm ngay từ bây giờ, bạn đã chuẩn bị cho bản thân mình một cuộc sống thoải mái, sung túc khi nghỉ hưu.