Chia sẻ

Lập kế hoạch tài chính cho năm mới

18/12/2018

Kế hoạch tài chính cho năm mới là một điều rất quan trọng mà ai cũng sẽ phải nghiêm túc lập ra để có những sự phát triển trong tương lai. Hãy cùng chúng tôi theo lập ra kế hoạch tài chính tối ưu nhất với những lưu ý và cách làm dưới đây nhé.

6 bước lập kế hoạch tài chính

  1. Lập mục tiêu trong cuộc sống và chỉ rõ mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì, mục tiêu dài hạn ra sao?
  2. Tự đánh giá tình hình tài chính của bạn hiện tại và tính xem còn bao xa nữa để đạt được mục tiêu mình mong muốn.
  3. Thống kê tài sản và tất cả các khoản nợ của bạn (nếu có)
  4. Phát triển kế hoạch tài chính của bạn, tạo thành một lộ trình có các bước rõ ràng để đạt được mục tiêu khác nhau
  5. Bắt đầu thay đổi và hiện thực hóa kế hoạch
  6. Giám sát và theo dõi kế hoạch của bạn thường xuyên và điều chỉnh khi cần thiết

Việc lập ra một kế hoạch tài chính chi tiết không thực sự khó khăn với những ai nghiêm túc với nó. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều vấn đề làm cho bạn không thể thực hiện đúng với kế hoạch của mình. Theo dõi những lưu ý quan trọng dưới đây cho bản kế hoạch tài chính của mình để không mắc lỗi khi lập kế hoạch.

  1. Mục tiêu tài chính năm nay của bạn là gì?

Bước đầu tiên để thành công trong việc lên kế hoạch là xác định các mục tiêu tài chính cá nhân của bạn. Bắt đầu bằng những điều bạn mong ước. Mục tiêu của bạn đặt ra cần đạt được những tiêu chí này:

Có mục tiêu được xác định cụ thể.

Mục tiêu phải “thử thách” và “có thể đạt được”.

Mục tiêu có thể chia nhỏ và đạt được từng phần.

  1. Kế hoạch năm trước của bạn cần khắc phục gì?

Việc rút ra kinh nghiệm từ bản kế hoạch tài chính của năm trước rất quan trọng. Bạn chỉ có thể cải thiện tình hình năm nay nếu như bạn biết năm vừa qua mình đã chi vượt mức khoản nào. Bạn hãy dành ra một ít thời gian để xem lại trong 12 tháng và xác định những khoản nào không phù hợp. Từ đó bạn xem mình sẽ khắc phục thế nào cho năm nay.

Năm mới hãy nhìn lại xem bạn đã thực hiện tốt và chưa tốt những gì trong năm trước đó, kể cả những hạng mục mà bạn đã chi tiêu ngoài ngân sách dự tính.

  1. Những khoản chi bắt buộc của bạn là gì?

Sau khi xác định được mục tiêu, ưu tiên và điểm yếu trong kế hoạch tài chính của mình, bạn hãy bắt đầu phân bổ ngân sách.Những chi phí nào bạn bắt buộc phải chi tiêu hàng tháng: điện, nước, internet, bảo hiểm, tiền trả góp…? Đây là những khoản mà bạn phải đưa vào kế hoạch trước và phân bổ lại dựa trên mức thu nhập của bạn. Phần tiền còn lại sau khi trừ các khoản này là số tiền tối đa bạn có thể dùng cho những việc còn lại.

  1. Bạn có thể cho mình dao động bao nhiêu?

Bạn biết cách quản lý tài chính, bạn cũng đã biết cách cắt giảm chi phí. Tuy nhiên nếu thu nhập ít ỏi, bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng “túng thiếu” và trở lại thói quen chi tiêu cũ. Để tránh trường hợp này, bạn hãy xem mình nên “hy sinh” những gì. Có thể bạn không ăn tiệm hay nhà hàng nhiều, nhưng vẫn có thể tự thưởng cho mình một ly latte ngon lành mỗi tuần một lần.

Bạn có thể có niềm vui từ những khoản chi ít tiền để đảm bảo kế hoạch của bạn luôn được tiến hành sát sao.

Năm mới là thời điểm hoàn hảo nhất để sắp xếp và ổn định nguồn tài chính của bạn. Hãy trung thực với bản thân và thực tế khi bạn đề ra kế hoạch năm mới và bạn sẽ có nguồn tài chính vững vàng suốt năm

  1. Bạn có thể để dành mỗi tháng bao nhiêu tiền?

Bây giờ bạn đã biết mình còn lại bao nhiêu tiền sau khi trừ các khoản chi phí bắt buộc, và bạn phải đề ra một khoản tiền để dành riêng biệt. Số tiền này có thể bao gồm những mục tiêu dài hạn của bạn, như để dành nghỉ hưu, hoặc ngắn hạn như chuyến du lịch. Bạn xem mình muốn để dành cho những khoản nào trong năm nay và sắp xếp theo thứ tự cần thiết của bạn.

Để khoản tiền tiết kiệm của bạn không bị ảnh hưởng, ngay sau khi nhận lương hãy trích ra khoản này và chuyển trực tiếp sang tài khoản tiết kiệm. Điều này sẽ giúp bạn không chi tiêu quá mức bạn đã đặt ra và phần tiết kiệm này được đảm bảo duy trì.

Luôn luôn phải có những khoản dự phòng chiếm một tỉ trọng phù hợp trong tổng thu nhập và hài hoà với cấu trúc chi dùng của cả gia đình. Nghĩa là, nếu đang trả nợ tiêu dùng (mua nhà, mua xe) thì khoản dự phòng nên “tối ưu”, tức là ở mức tốt nhất có thể, còn chưa có kế hoạch chi dùng hoặc có nhiều tiền nhàn rỗi thì khoản dự phòng nên ở mức “tối đa”.

  1. Điều gì hay khiến bạn chi tiêu quá đà?

Có lúc nào bạn đã không kiểm soát được mình và không ngần ngại rút thẻ tín dụng ra, ngay cả khi việc bạn mua là cần thiết (ví dụ hàng đang khuyến mãi)? Bạn có xu hướng chạy theo khuyến mãi sau khi nhìn thấy trên email? Nếu vậy thì đừng nhận email của các thương hiệu. Bạn có mua sắm nhiều hơn khi đi cùng bạn bè? Nếu có thì hãy xem những hoạt động nào gắn kết mọi người ngoài việc mua sắm để bạn có thể bỏ thẻ tín dụng ở nhà.

Quản lý tài chính là cắt giảm chi tiêu, chính vì thế bạn phải xem bạn hay chi quá đà trong những tình huống nào để biết mà hạn chế.

Chia sẻ
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chương trình ưu đãi khác

Đăng ký nhận thông tin từ OCB

Ngân hàng số OCB OMNI trên di động