Chia sẻ

Phương pháp quản lý tiền thông minh theo nguyên tắc 6 chiếc hũ

21/09/2018

Được sáng tạo bởi T.Harv Eker – bậc thầy trong các buổi diễn thuyết lĩnh vực tài chính, kinh tế và con người, phương pháp 6 chiếc hũ hay còn gọi là phương pháp Jars – một trong những giải pháp sử dụng các khoản chi tiêu cá nhân, cũng như tiết kiệm tiền một cách thông minh, hiệu quả đã được nhiều doanh nhân giàu có trên thế giới áp dụng.

Phương pháp quản lý tiền thông minh theo nguyên tắc 6 chiếc hũ

Định nghĩa phương pháp 6 chiếc hũ?

Phương pháp JARS ra đời nhằm cải thiện khả năng sử dụng tiền bạc, chi tiêu của mỗi người, hỗ trợ tạo ra những khoản tiết kiệm, khoản lợi nhuận thông minh. Các khoản thu chi, tiết kiệm khác nhau đươc tượng trưng trong 6 chiếc hũ hướng đến những muc đích khác nhau. Từ đó, chúng ta có thể tận dụng giá trị của đồng tiền, hạn chế khả năng bị lãng phí cho những hoạt động tiêu xài không cần thiết, hỗ trợ xây dựng kế hoạch cho tương lai.

Đối với phương pháp JARS, không phân biệt nguồn thu của bạn nhiều hoặc ít, số tiền của bạn vẫn sẽ được chia đều vào 6 chiếc hũ:

Chiếc hũ thứ nhất– NEC – Neccessities (Tài khoản chi tiêu cần thiết)

Chiếc hũ thứ nhất sẽ chính là nơi nắm giữ số tiền cần chi tiêu cho các khoản thiết yếu hằng ngày như ăn uống, mua sắm, điện nước, điện thoại… Phương pháp 6 chiếc hũ khuyên bạn chỉ dùng 55% cho các khoản chi tiêu cần thiết trong tháng.

Chiếc hũ thứ 2– LTSS – Long term saving for spending account (Tài khoản tiết kiệm)

Chiếc hũ thứ 2 chính là chiếc hũ đựng những khoản tiết kiệm của bạn hằng ngày, hằng tuần hoặc hàng tháng, đòi hỏi bạn dành 10% khoản thu nhập vào đây. Đặc biệt, đây là nguồn tiền nhàn rỗi và sẽ đảm bảo nguyên tắc không được dùng trong một thời gian dài.

Tài khoản tiết kiệm sẽ được dành cho những kế hoạch lâu dài của bản thân bạn như mua nhà, làm đám cưới, chuẩn bị sinh con, đầu tư… giúp người tiết kiệm nắm bắt được mục đích bản thân cần giữ gìn tiền bạc và đẩy mạnh tiết kiệm hơn.

Chiếc hũ thứ 3– EDU – Education Account (Tài khoản giáo dục)

Với bất kì người thành công nào, việc nâng cao kiến thức luôn luôn cần thiết và sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn trong tương lai. Khoản tiền này sẽ được sử dụng cho mục đích nâng cao kiến thức, kĩ năng của bạn thông qua các khóa học cần thiết mà bạn dự định tham gia. Đồng thời, khi bạn đã lập gia đình, khoản tiền này đặc biệt cần thiết cho con cái của bạn trong độ tuổi đi học. Chiếc hũ này cũng cần bạn để dành 10% số tiền có được.

Chiếc hũ thứ 4– FFA – Financial Freedom Account (Tài khoản đầu tư) 

Khoản đầu tư nghĩa là bạn sẽ tận dụng số tiền này để sinh lời theo cách thuận tiện nhất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nhất định phải dành số tiền này để mua cổ phiếu, bất động sản, kinh doanh… mà còn có thể chọn lựa hình thức gửi tiết kiệm có kì hạn để lấy lãi suất.

Nếu có điều kiện và kiến thức kinh doanh trên thị trường, bạn có thể chọn lựa các hình thức đầu tư có quy mô khác để tìm lợi nhuận. Đây là chiếc hũ có vai trò tạo ra cơ hội cho bạn làm giàu theo mong muốn của bản thân.

Chiếc hũ này cần 10% số tiền có được để đầu tư. Tuy nhiên, bạn có thể chọn lựa hình thức góp 1 lần số tiền lớn hoặc góp dần theo tháng.

Chiếc hũ thứ 5– PA – Play Account (Tài khoản hưởng thụ) 

Cuộc sống sẽ mất đi một phần ý nghĩa nếu không có sự hưởng thụ. Hãy dành một khoản thu nhất định để chi tiêu cho những mong muốn của chính mình. 10% cho tài khoản hưởng thụ là một con số hợp lý. Bạn có thể dùng chúng cho các nhu cầu mua sắm, ăn uống, vui chơi, đi du lịch… để có thể giải tỏa căng thẳng sau thời gian làm việc vất vả, cũng như tạo thêm hứng khởi để tiếp tục làm việc, kiếm tiền.

Một điều đặc biệt là phương pháp JARS còn khuyên bạn nên đặt khoản chi này vào danh mục bắt buộc phải thực hiện và tiêu xài cho hết 10% này. Bạn có thể gom khoản chi này nhiều tháng một lần, thành một số tiền lớn và lên kế hoạch cho một chuyến du lịch thật thú vị để tự thưởng cho bản thân.

Chiếc hũ thứ 6– GA – Give Account (Tài khoản cho đi)

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Chiếc hũ thứ 6 khuyên bạn dành 5% tiền bạc cho những hoạt động chia sẻ, quan tâm đến những người xung quanh. Bạn có thể cho người thân trong gia đình, làm từ thiện, giúp đỡ người khác khi cần. Việc cho đi sẽ luôn là cơ hội để chúng ta nhận lại những điều quý báu, lan tỏa giá trị tình cảm và có thể cơ hội được người khác giúp đỡ khi cần.

Hãy luyện tập thói quen sử dụng tiền bạc thông minh theo nguyên tắc 6 chiếc hũ để có được một cuộc sống an tâm về tài chính.

Tận dụng ngay tính năng mở sổ tiết kiệm của OCB OMNI để ứng dụng nguyên tắc 6 chiếc hũ vào việc quản lý chi tiêu của mình. Bạn hoàn toàn có thể cho nhiều loại tài khoản này vào 6 sổ tiết kiệm các kỳ hạn 1 tuần, 3 tuần, 1 tháng, hay 1 năm… tùy thuộc vào kế hoạch sử dụng tiền bạc của bạn cho các mục đích tiết kiệm lâu dài, giáo dục, đầu tư, hay chi tiêu.... Như vậy, bạn không chỉ kiểm soát được toàn bộ nguồn tài chính mà bất kỳ đồng tiền nào của bạn cũng có khả năng “đẻ ra tiền”. Đặc biệt, không chỉ có lãi suất tiết kiệm online hấp dẫn hàng đầu thị trường, OCB còn có nhiều chương trình khuyến mãi, biết đâu bạn có thể “trúng lớn” khi tham gia chương trình. Xem thêm: https://tietkiemonline.ocb.com.vn/

Chia sẻ
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chương trình ưu đãi khác

Đăng ký nhận thông tin từ OCB

Ngân hàng số OCB OMNI trên di động