Chia sẻ

Cách tra cứu CIC cá nhân đơn giản và nhanh nhất

03/08/2021
CIC (Credit Information Center) là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu bạn từng có ý định hay đã làm các thủ tục vay tiền tại Ngân hàng, chắc chắn bạn đã từng nghe đến cụm từ “tra cứu CIC cá nhân” để kiểm tra tín dụng. Vậy chức năng của CIC là gì và tại sao ngân hàng cần tra thông tin CIC cá nhân? Trong bài viết này, bạn sẽ nhận được câu trả lời cho câu hỏi này cũng như cách tra cứu CIC cá nhân nhanh và dễ dàng nhất.

1. Chức năng CIC

CIC là đơn vị có nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích và cung cấp thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

CIC có chức năng gì?

Cụ thể hơn, CIC có chức năng:

- Xác thực tín dụng của khách hàng. Giúp các đơn vị ngân hàng, tổ chức tín dụng kiểm tra CIC một cách nhanh chóng.
- Thu thập các thông tin nợ xấu của cá nhân, tổ chức để lưu trữ và cung cấp khi cần thiết.
- Cung cấp thông tin tín dụng cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng để phòng trừ các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
- Chấm điểm tín dụng của mọi người trên tư cách pháp nhân phục vụ cho công tác quản lý của ngân hàng nhà nước.

CIC hiện nay đã có hơn 30 triệu thông tin khách hàng vay vốn. Chính vì vậy, việc tra cứu CIC cá nhân trước khi phê duyệt các khoản vay qua ngân hàng gần như là yêu cầu không thể thiếu.

Điểm tín dụng trên CIC

Điểm tín dụng trên CIC là điểm số mà các ngân hàng, tổ chức tài chính sử dùng để đánh giá độ uy tín của bạn khi sử dụng các dịch vụ vay tiền. Thực tế, điểm số càng cao, thì khả năng được duyệt hồ sơ cho vay sẽ càng cao. Điểm tín dụng sẽ được tính toán dựa trên:

- Lịch sử thanh toán: Các thông tin về việc thanh toán nợ, tín dụng trước đây của bạn (bạn đã chậm trễ trong việc trả nợ hay chưa?)
- Tỷ lệ sử dụng: Yếu tố này sẽ được đánh giá dựa trên việc bạn sử dụng bao nhiêu tiền trên hạn mức tín dụng được cấp. Các tổ chức tín dụng sẽ đánh giá không cao những người chi tiêu gần hết hạn mức mà ngân hàng cung cấp. Lý do là vì những người đó sẽ không có khả năng chi trả hoặc khả năng trả trễ hạn khá cao khi mở những khoản vay mới.
- Lịch sử tín dụng: Yếu tố này sẽ được đánh giá dựa trên độ tuổi trung bình của các tài khoản tín dụng.

2. Tại sao cần tra thông tin CIC cá nhân?

Thực tế, sẽ có một vài tình huống vô tình khiến chúng ta bị ảnh hưởng tới điểm tín dụng CIC:

- Bạn nghĩ mình đã thanh toán hết nợ, nhưng thực chất là chưa hết. Kể cả số tiền còn lại chưa tới 1.000 VND, khoản nợ đó vẫn bị đánh là nợ xấu của bạn.
- Ngân hàng cung cấp nhầm thông tin cho CIC, hệ thống sẽ ghi nhận thông tin sai và ảnh hưởng tới điểm tín dụng
- Khách hàng thanh toán nợ nhưng ngân hàng, tổ chức tài chính không cập nhật trên hệ thống dẫn tới quá ngày thanh toán nợ.

Những tình huống trên nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng rất xấu tới điểm tín dụng cá nhân của bạn và trong tương lai, nếu bạn cần vay tiền ngân hàng hay dự định mua đồ trả góp, sẽ rất khó để ngân hàng có thể duyệt khoản vay này. Đôi khi, bạn cũng sẽ không biết được đâu là lý do ngân hàng từ chối yêu cầu vay tiền của mình. Chính vì vậy, bạn cần tra cứu CIC cá nhân thường xuyên để nắm được cụ thể tình trạng tín dụng của mình.

3. Cách tra cứu CIC cá nhân đơn giản và nhanh nhất

Hiện nay, chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tra cứu CIC cá nhân ở bất cứ nơi nào, bất cứ đâu. Có 2 cách chính để tra cứu thông tin tín dụng cá nhân như sau:

Hướng dẫn tra cic cá nhân chi tiết 5 năm – Lịch sử tín dụng 5 năm.

Qua website

Bạn có thể truy cập vào trang website của CIC là: https://cic.gov.vn để đăng ký và sử dụng dịch vụ tra cứu. Tại đây, bạn đăng ký tài khoản bằng cách cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, chứng minh thư (căn cước công dân), ảnh chân dung cầm chứng minh thư để có thể xác định danh tính của người đăng ký.

Tra cứu CIC trên máy tính.

Để tra cứu nợ xấu thông qua tổ chức CIC, cần thực hiện theo các bước:

Mở trình duyệt trên máy tính và truy cập vào website của CIC tại địa chỉ https://cic.gov.vn/, sau đó bấm ô Đăng ký ở góc trên bên phải (nếu chưa có tài khoản).

  • Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân
Đối với mục Ảnh CMND/CCCD, người dùng phải chụp 3 bức ảnh gồm ảnh mặt trước, ảnh mặt sau và ảnh chân dung có kèm CMND/CCCD. Lưu ý, những mục đánh dấu sao (*) không được bỏ trống.

  • Bước 3: Chờ kiểm tra thông tin
Sau khi điền đầy đủ thông tin và hoàn tất đăng ký, bạn cần phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra thông tin và xác thực tài khoản.

  • Bước 4: Xem báo cáo
Nếu được phê duyệt, người dùng chỉ cần truy cập vào trang chủ của CIC và chọn Khai thác báo cáo trên thanh menu, sau đó đăng nhập bằng tài khoản tương ứng, làm theo các bước hướng dẫn để tra cứu nợ xấu.

Qua điện thoại

Để tra cứu thông tin CIC cá nhân qua điện thoại, bạn cần tải ứng dụng iCIC NATIONAL CREDIT INFORMATION CENTRE OF VIETNAM (cho hệ điều hành iOS) hoặc CIC CREDIT CONNECT (cho hệ điều hành Android).

  • Bước 1: Tải ứng dụng CIC Credit Connect
Tải ứng dụng CIC Credit Connect cho điện thoại thông qua App Store hoặc Google Play. Sau đó, đăng ký một tài khoản miễn phí.

  • Bước 2: Điền thông tin cá nhân
Điền các thông tin cá nhân để xác thực tài khoản, bao gồm họ tên, ảnh chụp CMND/CCCD…

  • Bước 3: Chờ hệ thống kiểm tra và phê duyệt
Sau khi hoàn tất các bước trên, người dùng phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra và phê duyệt, thời gian chờ có thể kéo dài từ 1-3 ngày, không tính thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ.

  • Bước 4: Xem báo cáo
Khi đã được phê duyệt, truy cập vào mục Khai thác báo cáo, sau đó nhập lại mã OTP (được gửi về điện thoại) để xác thực lại.

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể hỏi các nhân viên ngân hàng về thông tin tín dụng của mình trong quá trình làm các thủ tục vay, trả góp tại ngân hàng, tổ chức tài chính. Họ hoàn toàn có thể giúp bạn cung cấp thông tin chính xác nhất.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích trong việc tra cứu CIC cá nhân. Với cách làm nhanh chóng, đơn giản này, các bạn hãy tra cứu thường xuyên để đảm bảo mình không rơi vào những tình huống bị đưa vào nhóm nợ xấu nhé.
Chia sẻ
Tags:
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chương trình ưu đãi khác

Đăng ký nhận thông tin từ OCB

Ngân hàng số OCB OMNI trên di động