Chia sẻ

Phân biệt ngân hàng số và ngân hàng điện tử

15/07/2021
Ngân hàng số (Digital Banking) là một thuật ngữ vần còn khá xa lạ với người dân Việt Nam và thường hay bị nhầm lẫn với Ngân hàng điện tử (Internet Banking). Tuy nhiên trên thực tế mô hình này lại được hình thành từ khá sớm và phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Vậy Ngân hàng số là gì? Và làm thế nào để phân biệt giữa ngân hàng số và ngân hàng điện tử? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.

1. Ngân hàng số (Digital Banking) là gì?

Ngân hàng số hay Digital Banking là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đã được hình thành từ năm 2002. Digital Banking cho phép người dùng thực hiện tất cả các hoạt động và giao dịch như tại một ngân hàng thông thường nhưng bạn sẽ không cần đến phải đến trực tiếp ngân hàng hoặc phòng giao dịch. Tất cả những gì bạn cần làm đó là truy cập vào một ứng dụng hoặc website tương ứng của ngân hàng và thực hiện mọi giao dịch thông qua internet.

Ngân hàng số hoạt động trên nền tảng Internet.
Chính nhờ cách thức hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ số hóa của Digital Banking mà người dùng hoàn toàn có thể chủ động giao dịch mọi lúc mọi nơi, một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần thông qua các giao dịch viên hay nhân viên ngân hàng.

Mặt khác, việc ứng dụng mô hình Ngân hàng số còn giúp gia tăng độ bảo mật thông tin khi mà khách hàng hoàn toàn có thể chủ động quản lý thông tin và tài sản cá nhân của mình. Ngoài ra các thủ tục giấy tờ cũng sẽ được giảm tải đáng kể khi khách hàng chọn thực hiện giao dịch trên Ngân hàng số.

2. Các tính năng của ngân hàng số

Chỉ với một thiết bị có kết nối internet, vài thao tác đơn giản là bạn sẽ có thể thực hiện ngay các giao dịch sau:

  • Khả năng bảo mật của ngân hàng số là tuyệt đối và được giám sát chặt chẽ bởi các ngân hàng.

  • Cập nhật tin tức, tỷ giá.

  • Thực hiện chuyển tiền trong và ngoài hệ thống ngân hàng đang sử dụng, chuyển tiền quốc tế dễ dàng.

  • Thanh toán các hóa đơn dịch vụ, hóa đơn tiện ích, ăn uống, mua sắm một cách nhanh chóng.

  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn có lãi suất và theo dõi các sổ tiết kiệm online

  • Vay các khoản vay khi có nhu cầu về tài chính.

  • Quản lý tài khoản tài khoản cá nhân và doanh nghiệp một cách dễ dàng, theo dõi và kiểm soát thu chi vô cùng thuận tiện.

  • Khách hàng có thể tham gia các sản phẩm, hoạt động tài chính như đầu tư, bảo hiểm.

3. Sự khác nhau giữa ngân hàng số và ngân hàng điện tử

Do sở hữu những tính năng tương tự nhau và cùng hoạt động trên nền tảng internet nên Ngân hàng số và Ngân hàng điện tử thường xuyên bị nhầm lẫn. Tuy nhiên trên thực tế thì Ngân hàng số lại là một thuật ngữ rộng và bao quát hơn nhiều so với Ngân hàng điện tử. Vậy thì ngân hàng số khác gì ngân hàng điện tử. Bạn có thể nhận ra điều đó thông qua bảng so sánh sau:

Ngân hàng số

(Digital Banking)

Ngân hàng điện tử

(Internet Banking)

Định nghĩa

Một hình thức ngân hàng số hoá tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống

Một dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ngân hàng điện tử của các ngân hàng

Phương tiện hoạt động

Hoạt động trên website hoặc các ứng dụng trên thiết bị di động

Ứng dụng trên điện thoại di động, laptop, máy tính bàn có kết nối mạng internet

Chức năng

  • Rút tiền, chuyển tiền
  • Gửi tiết kiệm kỳ hạn, không kỳ hạn có lãi suất
  • Quản lý tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm
  • Vay vốn, vay tiêu dùng
  • Thanh toán hoá đơn
  • Dịch vụ tiện ích khác
  • Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống
  • Truy vấn số dư tài khoản
  • Thanh toán hoá đơn điện tử
  • Gửi tiền tiết kiệm

Thông qua bảng so sánh trên, bạn có thể thấy trong khi Ngân hàng điện tử chủ yếu chỉ cung cấp các dịch vụ liên quan đến quản lý và giao dịch tài khoản ngân hàng thì với Digital Banking ngoài những dịch vụ tương tự, nó còn có thêm các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực tài chính như vay vốn, tham gia các sản phẩm bảo hiểm, đầu tư,...

Sự khác nhau giữa ngân hàng số và ngân hàng điện tử
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những điểm khác biệt giữa Ngân hàng số và Ngân hàng điện tử. Tùy thuộc vào từng nhu cầu khác nhau mà bạn có thể lựa chọn sử dụng mô hình ngân hàng nào cho phù hợp của mình. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại câu hỏi thông qua phần bình luận bên dưới nhé.
Chia sẻ
Tags:
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chương trình ưu đãi khác

Đăng ký nhận thông tin từ OCB

Ngân hàng số OCB OMNI trên di động