Chia sẻ

Tiết kiệm như thế nào để mua nhà trong thời gian ngắn

21/09/2018

Mong muốn sở hữu một căn nhà của riêng mình đôi khi lại là một ước mơ xa xỉ với bạn vì điều kiện kinh tế không cho phép. Tuy nhiên, nếu biết cách áp dụng các phương pháp tiết kiệm dưới đây, bạn vẫn có thể mua nhà trong một thời gian ngắn.

Tự động trích lương vào tài khoản tiết kiệm

Việc tự động trích lương vào tài khoản tiết kiệm mang lại hiệu quả rất tốt trong việc quản lý tài chính. Bạn nên đặt ra một mục tiêu tiết kiệm xác định, chẳng hạn trong 1 năm tới bạn cần 50 triệu đồng, bạn chỉ cần chia con số này cho 12 để xác định khoản trích hàng tháng.

Tuy nhiên, hãy lưu ý là đừng đặt khoản trích quá cao so với thu nhập hàng tháng của bạn, số tiền trích lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chi tiêu ngắn hạn khiến cuộc sống bạn trở nên thiếu thốn và có cảm giác như bị… móc túi hàng tháng. Vì thế bạn sẽ rất dễ huỷ bỏ dịch vụ rất đáng tiền này. Mức trích hợp ý là tối đa 20-25% thu nhập của mình, vì bạn sẽ còn nhiều cách tiết kiệm khác mà. 

Để “khỏi quên”, tốt nhất bạn nên mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng và đặt lịch trích tiền tự động. Hiện nay, việc mở một sổ tiết kiệm online cực kỳ dễ dàng. Nếu bạn sử dụng tài khoản OCB OMNI, chỉ vài thao tác đơn giản trên App được cài ngay tại điện thoại, bạn đã có 1 sổ tiết kiệm trực tuyến để có thể trích tiền vào bất cứ lúc nào. Bạn có thể sử dụng tính năng “Giao dịch định kỳ”, chỉ lên lịch một lần, đến ngày lĩnh lương (hoặc ngày bất kỳ bạn muốn), hệ thống sẽ tự động gửi vào tài khoản tiết kiệm mà bạn đã chọn.

Không vay mượn, nếu nợ thì hãy trả sớm

Nợ nần đôi khi phải khiến bạn rơi vào tình huống “xoay đầu này trả đầu kia” và cứ thế không thoát khỏi vòng lẩn quẩn với những món nợ nhỏ lớn khác nhau. Nếu không gặp phải những trường hợp bất khả kháng, đừng vay mượn. Nếu bạn không phải là người giỏi tính toán và có thể xoay vòng tiền thành lợi nhuận, vay mượn đồng nghĩa với nợ nần, và cũng đồng nghĩa luôn với việc bạn sẽ chẳng thể tiết kiệm cho mình cho đến khi nào trả nợ xong.

Một số thẻ tín dụng có thời hạn miễn lãi dài, đơn cử như thẻ OCB Passport Platinum của OCB – thời gian miễn lãi lên đến 55 ngày. Tuy nhiên, bạn không nên “ỉ lại” mà hãy thanh toán trong hạn thanh toán. Nếu đã quá thời gian thanh toán, hãy cố gắng trả sớm nhất. Bạn có thể tận dụng tính năng trích tiền tự động từ OCB OMNI để tránh phát sinh lãi suất.

Chọn hình thức tiết kiệm có lãi suất cao

Dĩ nhiên ai cũng ưu tiên lựa chọn ngân hàng có lãi suất tiết kiệm tốt hơn. Vì thế, bạn có thể chọn ngay ngân hàng đang nhận lương để mở sổ tiết kiệm, hoặc cũng có thể chọn ngân hàng khác nếu cân nhắc lãi suất cao hơn một chút. Bên cạnh lãi suất tiết kiệm, bạn cũng nên chọn ngân hàng có biểu phí thấp và nằm trong mạng lưới liên kết với nhiều ngân hàng, đối tác dịch vụ phổ biến.

Về mặt này, Ngân hàng hợp kênh OCB OMNI sẽ là một lựa chọn chính xác khi miễn phí mở tài khoản, miễn phí thường niên, miễn phí chuyển tiền, miễn phí sms… Biểu lãi suất tiết kiệm lại vô cùng hấp dẫn, tiết kiệm online lãi suất lên đến 7.9%, cộng thêm 0.3% so với gửi tại quầy.

Tích cực mượn thay vì mua

Bạn có thể mượn bạn bè tài liệu, sách, túi du lịch, trang phục và phụ kiện cho dịp đặc biệt hoặc chỉ dùng ngắn trong vài ngày. Bạn có thể tiết kiệm bằng cách thuê sách truyện và phim ảnh thay vì mua toàn bộ chúng đem về. Tuy nhiên, lưu ý là mượn những đồ vật “có thể mượn” chứ đừng dùng ké mọi thứ của người khác. Lúc đó, không phải là tiết kiệm mà bạn sẽ trở thành quái vật ki bo bủn xỉn trong mắt mọi người đấy nhé. 

Hãy chọn giá đúng!

Một trò chơi truyền hình nhưng lại là cách tiết kiệm hữu hiệu khi bạn quyết định chi tiền mua sắm. Hãy tham khảo giá trước khi mua, người tiêu dùng thông minh chính là người biết so sánh cân nhắc kĩ lưỡng trong mỗi quyết định chi tiêu.

Một điều lưu ý nữa là hãy cố gắng kìm lòng trước những món “hàng mới về” để dành sự ưu ái cho hàng giảm giá. Hàng mới luôn đầy thu hút khiến ai cũng muốn sở hữu nhưng số tiền để bạn mua sự tận hưởng cảm giác “là những người đầu tiên” đó thì không nhỏ chút nào.

Tuy nhiên, không phải cứ rẻ cứ giảm giá là bạn “hốt hết về nhà”. Hãy tự hỏi mình trước khi mua sắm: “Mình cần nó ngay không? Mình sẽ cần nó bao lâu? Và chỗ nào bán nó rẻ nhất mà đảm bảo?”

Kiểm soát chi phí viễn thông

Hãy xem lại các hoá đơn viễn thông trong 6 tháng gần đây nhất và đánh giá lại nhu cầu thực tế của mình xem đã thực sự hợp lý hay chưa. Nếu bạn thường xuyên không ở nhà và ít dùng đến tivi, hãy “cắt” luôn hóa đơn truyền hình cap, thậm chí chẳng cần đến TV cao cấp. Thời đại này, mọi thứ bạn có thể xem qua những kênh tích hợp trên internet mà.

Đặt hạn mức những khoản chi tiêu không biết trước

Đặt hạn mức với những khoản chi tiêu không biết trước là một cách giúp bạn chế tình trạng bạn “vung tay quá trán”. Chẳng hạn, bạn định ra tụ tập bạn bè, hãy đặt ra định mức chi tối đa cho lần tụ tập này là 500.000 đồng và để số tiền này ở một ngăn riêng trong ví, cố gắng chỉ chi trong khoản tiền này trong suốt chuyến đi chơi.

Đồng thời, bạn nên trang bị một chiếc ví nhiều ngăn và quy định mỗi ngăn là số tiền tối đa có thể chi một loại hàng hoá dịch vụ trong 1 tháng. Đầu tháng, bạn chỉ cần tính hạn mức cho những khoản chi này, sau đó chỉ cần tiêu trong số đó là được, dư thì càng tốt.

Chia sẻ
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chương trình ưu đãi khác

Đăng ký nhận thông tin từ OCB

Ngân hàng số OCB OMNI trên di động