Chia sẻ

7 bước lập kế hoạch chi tiêu để mua nhà

05/08/2021
Việc sở hữu một ngôi nhà của riêng mình là một trong những mục tiêu rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Nó sẽ không quá khó khăn khi điều kiện kinh tế của bạn ổn định và thu nhập cao, nhưng sẽ là một bài toán nan giải với những bạn thu nhập thấp hoặc trung bình. Để giải được bài toán khó này, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để sớm đạt được mục đích của mình. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách lập kế hoạch chi tiêu để mua nhà đơn giản chỉ với 7 bước.

1. Đánh giá tình hình tài chính của bản thân

Đánh giá tình tài chính của bản thân là bước quan trọng để xác định tình hình tài chính hiện tại của mình.

Tự đánh giá tình hình tài chính của bản thân trước khi mua nhà.

Bạn có thể thực hiện bằng cách sau:

  • Giữ lại và tổng hợp tất cả các hóa đơn của các khoản chi tiêu định kỳ trong 6 tháng gần nhất.
  • Thực hiện ghi chép, thống kê tất cả các khoản thu nhập trong 6 tháng gần nhất.
  • Lên danh sách tổng hợp chi tiết các khoản chi phí định kỳ và chi phí phát sinh.
  • Dựa vào danh sách các khoản chi phí đã liệt kê, tiến hành đánh giá và xác định các khoản phí. Đâu là khoản chi phí thật sự cần thiết và đâu là khoản xa xỉ.
  • Lên kế hoạch điều chỉnh chi tiêu phù hợp hơn cho mục tiêu mua nhà của mình.

2. Thiết lập mục tiêu rõ ràng

Xác định mục tiêu rõ ràng là điều kiện rất cần thiết để thiết lập kế hoạch mua nhà. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch chi tiêu để mua nhà của bạn. Bằng cách trả lời một số câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn xác định được cụ thể mục tiêu mua nhà của bản thân.

  • Ngôi nhà mà bạn muốn sở hữu là nhà phố hay chung cư?
  • Diện tích bạn cần cho ngôi nhà của mình là bao nhiêu?
  • Bạn muốn mua nhà ở trung tâm thành phố hay ngoại thành?
  • Số tiền mà bạn có thể chi trả ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu?
  • Cần vay thêm bao nhiêu và vay ở đâu hay vay ngân hàng?
  • Kế hoạch vay nợ ra sao?

Xác định mục tiêu rõ ràng.

Sau khi xác định được nhu cầu nhà ở, tiến hành lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu hợp lý. Cần lưu ý khả năng tài chính của bạn phải phù hợp với giá trị của ngôi nhà, tránh gặp phải áp lực về tài chính. Việc mua nhà nên dựa trên tình hình tài chính của bản thân.

3. Lập ngân sách chi tiêu hàng tháng

Lập ngân sách chi tiêu hàng tháng là chìa khóa để nhanh chóng thực hiện mục tiêu mua nhà. Bạn cần phải lên kế hoạch sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những khoản chi tiêu cần thiết trong tháng. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu rất tốt, tránh lãng phí cho những khoản không cần thiết hay chi tiêu quá tay, mất kiểm soát.

Mỗi người sẽ có những khoản chi tiêu khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng người. Bạn có thể tham khảo kế hoạch chi tiêu hàng tháng dưới đây:

  • Ngân sách thuê nhà, phòng trọ: không vượt quá 35% tổng thu nhập.
  • Chi phí sinh hoạt (đi lại, internet, điện, nước, …): không vượt hơn 10% thu nhập.
  • Ngân sách ăn uống, mua sắm: tối đa 40%
  • Chi phí phát sinh hàng tháng: không quá 15% thu nhập.

Sau khi thiết lập ngân sách, cần điều chỉnh chi tiêu và thực hiện đúng ngân sách đã đặt ra.

4. Hạn chế các khoản chi tiêu không cần thiết

Ngoài việc lập ngân sách chi tiêu hàng tháng, bạn cần phải có kế hoạch chi tiêu thông minh. Chỉ nên chi tiêu vào những khoản cần thiết, học cách nói không với những món đồ đắt tiền, xa xỉ và không cần thiết.

Hạn chế các khoản chi không cần thiết giúp tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch mua nhà bạn phải hạn chế các khoản chi tiêu không cần thiết và giảm các thú vui bên ngoài như: du lịch, nghỉ dưỡng, họp mặt bạn bè, ăn ngoài hay shopping,...

5. Thiết lập một khoản tiền dự phòng

Bạn cần thiết lập tài khoản tiền dự phòng để chi trả cho những khoản phát sinh này. Bạn có thể tiết kiệm chúng bằng cách để tiền vào một tài khoản riêng biệt, tốt nhất là tài khoản khác với tài khoản ngân hàng bạn thường chi tiêu để hạn chế bị cám dỗ chi tiền.

6. Tìm cách gia tăng thu nhập

Song song với việc chi tiêu thông minh, bạn cần phải kiếm thêm thu nhập ngoài công việc chính mình đang làm. Việc gia tăng thu nhập cá nhân sẽ giúp bạn có thêm ngân sách để mua nhà nhanh hơn. Bạn có thể dễ tìm kiếm những công việc như: kinh doanh online, làm đồ handmade, shipper, gia sư,…

7. Lên kế hoạch tiết kiệm dài hạn hoặc trả nợ vay vốn

Chuẩn bị tài chính là một bước rất quan trọng để lập kế hoạch mua nhà. Bạn có thể vay mượn bạn bè, người thân hoặc đến các ngân hàng để có được giải pháp tài chính hiệu quả như: vay vốn ngân hàng hoặc mở sổ tiết kiệm.

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng vay vốn tại các ngân hàng như: OCB, Techcombank, Sacombank, … với nhiều gói vay có ưu đãi hấp dẫn cùng hồ sơ, thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Thông thường, lãi suất tại các ngân dao động ở mức 7% đến 8%/năm, bạn có thể trả khoản tiền vay này trong 10 năm. Đối với ngân hàng OCB bạn có thể trả trong vòng 20 năm. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cách này để đạt được mục tiêu mua nhà của mình. Tuy nhiên trước khi vay, bạn cũng cần đảm bảo được khả năng chi trả để tránh áp lực trả nợ về sau.

Gói “VAY MUA NHÀ, CĂN HỘ DỰ ÁN” tại OCB.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cách mở sổ tiết kiệm tại các ngân hàng để tích lũy mua nhà. Đây là kênh tích lũy tiền với mức an toàn gần như tuyệt đối. Mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng vừa có thể bảo quản lại vừa sinh lãi cho số tiền mình tiết kiệm. Đây cũng là một lựa chọn rất thông minh để tiết kiệm mua nhà.

Gửi tiết kiệm tại OCB OMNI với lãi suất hấp dẫn.

Trên đây là 7 bước lập kế hoạch chi tiêu để mua nhà rất đơn giản và chi tiết. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ hữu ích cho các bạn đang có ý định mua nhà với khoản thu nhập thấp hoặc trung bình. Chúc các bạn thành công!
Chia sẻ
Tags:
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chương trình ưu đãi khác

Đăng ký nhận thông tin từ OCB

Ngân hàng số OCB OMNI trên di động