Chia sẻ

Kế hoạch chi tiêu tiết kiệm trong gia đình hiệu quả

05/08/2021
Việc phân bổ chi tiêu và ngân sách không hợp lý có thể khiến gia đình bạn mất cân đối tài chính và dẫn đến hệ lụy về sau. Do đó để kiểm soát chi tiêu được hợp lý hơn, bạn cần phải lập một kế hoạch chi tiêu tiết kiệm trong gia đình. Để hiểu rõ hơn mời bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây.

1. Vì sao phải lập kế hoạch tiết kiệm chi tiêu trong gia đình?

Chi tiêu trong gia đình là tất cả các khoản chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình có được từ chính nguồn thu nhập. Chúng ta có rất nhiều khoản tiền cần phải chi tiêu mỗi ngày, có những khoản chi định kỳ cũng có những khoản đột xuất. Do đó nếu không lập kế hoạch chi tiêu cụ thể và phân bổ dòng tiền hợp lý, gia đình bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính thậm chí là chi tiêu không kiểm soát được.

Mặt khác nếu không có kế hoạch tiết kiệm chi tiêu thì gia đình bạn sẽ không có bất kỳ khoản tiền tích góp nào. Điều này không chỉ khiến cho gia đình bạn lâm vào tình trạng bị động trước những trường hợp rủi ro phát sinh như ốm đau, thất nghiệp,... mà còn ảnh hưởng đến những dự định trong tương lai.

2. Cách lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm trong gia đình

2.1 Xác định mục tiêu tài chính

Mục tiêu tài chính được hiểu là việc sử dụng và phân bổ dòng tiền nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể trong tương lai. Ví dụ: bạn đặt mục tiêu tài chính dài hạn đó là trả xong các khoản nợ, nghỉ hưu sớm và mua nhà. Để đạt được mục tiêu tài chính này, bạn cần phải xây dựng kế hoạch sử dụng và phân bổ dòng tiền của mình một cách hợp lý vào từng khoản chi tiêu khác nhau.

Đặt mục tiêu tài chính không chỉ giúp bạn xác định được các khoản chi tiêu hợp lý cho gia đình mình mà còn giúp bạn biết được bản thân cần bắt đầu tiết kiệm bao nhiêu để đạt được mục tiêu mà mình đề ra.

Tùy thuộc vào mức thu nhập cũng như chi phí sinh hoạt hằng hằng ngày của mỗi gia đình mà số tiền tiết kiệm sẽ khác nhau.

Nguyên tắc để xác định mục tiêu tài chính đó là tìm ra các khoản tiền mà bạn muốn tiết kiệm. Sau đó dùng tổng thu nhập của cả gia đình trừ đi khoản tiền cần tích góp sẽ ra mức chi tiêu mà bạn có thể sử dụng.

2.2 Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng

Để lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng, bạn cần phải liệt kê cụ thể các khoản chi cố định trong tháng như:

  • Chi tiêu định kỳ bao gồm tiền nhà, ăn uống, xăng xe, mua sắm các vật dụng cho gia đình. Ngoài ra còn có các khoản phí như tiền nạp điện thoại, tiền điện nước, tiền thuê nhà (nếu có),...
  • Các khoản chi tiêu không định kỳ: lễ tết, cưới hỏi và các khoản phí phát sinh đột xuất khác
  • Quỹ dự phòng đột xuất: quỹ này sẽ dành cho những trường hợp rủi ro có thể bất ngờ xảy ra như người thân cần phẫu thuật, bị mất việc,.... Theo đó số tiền dành cho quỹ dự phòng phải cao gấp 2,3 lần so với chi phí sinh hoạt hàng tháng.
  • Khoản tiền tiết kiệm: Đây là khoản tiền dùng cho các mục tiêu tương lai, hoặc để đầu tư nhằm gia tăng tài sản cho gia đình.

2.3 Lập kế hoạch mua sắm ngắn hạn và dài hạn

Sau khi đã lập xong kế hoạch chi tiêu hàng tháng cụ thể, bây giờ là lúc bạn nên lập danh sách các khoản cần mua sắm bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn.

Lập kế hoạch mua sắm giúp bạn kiểm soát được dòng tiền dễ dàng hơn.

Bạn cần phải thật sự lý trí và luôn nhớ đến hai từ “cần thiết” mỗi khi có ý định chi tiêu cho bất kỳ việc gì. Không nên sử dụng tiền theo cảm tính vì nó sẽ khiến bạn bạn dễ bị thâm hụt về tài chính và mất kiểm soát trong chi tiêu.
+ Mua sắm ngắn hạn: nhu yếu phẩm hằng ngày, card điện thoại, các vật dụng cần thiết trong gia đình,...
+ Mua sắm dài hạn: nhà ở, xe máy, xe hơi,...

3. Cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả

Đối với những gia đình có cả vợ và chồng đều đi làm và có thu nhập bên ngoài thì việc quản lý chi tiêu là cực kỳ quan trọng và cần phải có sự tính toán tỉ mỉ chi tiết.

Dưới đây là 6 bước bạn cần làm để quản lý chi tiêu hiệu quả cho gia đình mình:

  • Thảo luận với các thành viên trong gia đình: dành thời gian để kiểm tra ngân sách hiện tại và thảo luận với họ xem liệu có cắt bỏ hay thêm bớt một hạng mục chi tiêu nào không.
  • Lập kế hoạch chi tiêu và thường xuyên ghi chép vào sổ từng ngày, từng tháng: xác định các khoản chi nào là cần thiết và loại bỏ bớt các khoản không cần thiết.
  • Không bỏ qua chi phí phát sinh: ghi chú lại chúng và chú ý phân bổ ngân sách sao cho hợp lý để không ảnh hưởng đến những khoản khác.
  • Chi tiêu và tiết kiệm có mục đích.
  • Cân nhắc kỹ trước khi mua sắm.
  • Tính toán và cân đối lại chi tiêu của từng tháng.

4. Mở sổ tiết kiệm gia đình

Mở sổ tiết kiệm gia đình là một hình thức đầu tư an toàn, ít rủi ro và được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn hiện nay. Khách hàng chỉ cần gửi một khoản tiền nhất định tại ngân hàng và khi đến ngày đáo hạn bạn sẽ được nhận lại cả tiền gốc lẫn tiền lãi. Tuy nhiên trước khi thực hiện mở sổ tiết kiệm gia đình, bạn cần phải tìm hiểu và chọn lựa các ngân hàng uy tín với mức lãi suất cao.

Mở tiết kiệm với nhiều ưu đãi tại hệ thống Ngân hàng Phương Đông.

Việc mở sổ tiết kiệm gia đình không chỉ giúp bảo vệ được số tiền mà gia đình bạn đã dành dụm bấy lâu, tránh để hao hụt mà còn giúp tạo ra lợi nhuận từ khoản tiền “nhàn rỗi” và chưa cần dùng đến.

Tiết kiệm tại ngân hàng Phương Đông (OCB)

Ngân hàng OCB chính là một sự lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua. Không chỉ có mức lãi suất cao mà thủ tục mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng OCB cũng cực kỳ đơn giản và bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

Đăng ký mở sổ tiết kiệm trực tiếp

Khách hàng cần mang theo CMND/Hộ chiếu đến trực tiếp phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng của OCB để làm sổ tiết kiệm. Nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện đăng ký. Hồ sơ của khách hàng cũng sẽ được duyệt nhanh chóng và sau khi hoàn tất mọi thủ tục, nhân viên ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một cuốn sổ tiết kiệm. Trong cuốn sổ đó sẽ có toàn bộ thông tin về số tiền mà bạn đã gửi tại ngân hàng, mức lãi suất cũng như tiền lãi mà bạn được nhận.

Nhược điểm của phương thức đăng ký này đó là bạn sẽ phải tốn công đến ngân hàng và chờ đợi để được thực hiện giao dịch. Và khi đến hạn, bạn cũng phải đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện tất toán.

Đăng ký mở sổ tiết kiệm online thông qua OCB Omni

Đây là một hình thức đăng ký mở sổ tiết kiệm hoàn toàn mới của Ngân hàng Phương Đông. Thay vì phải đến trực tiếp ngân hàng, bạn hoàn toàn có thể tự mở sổ tiết kiệm tại nhà thông qua ứng dụng OCB Omni. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn giúp bạn dễ dàng kiểm soát lãi suất, gửi tiền hay tất toán tài khoản tiết kiệm của mình thông qua nền tảng internet online.

Đăng ký mở sổ tiết kiệm online dễ dàng qua ứng dụng OCB Omni.

Để đăng ký mở sổ tiết kiệm online thông qua ứng dụng OCB Omni, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặng nhập OCB OMNI trên website hoặc trên các thiết bị di động
  • Bước 2: Chọn sản phẩm “Tiền gửi tiết kiệm” trên thanh công cụ (menu)
  • Bước 3: Vào tính năng “Mở sổ tiết kiệm”
  • Bước 4: Nhập các thông tin như tài khoản chuyển tiền, số tiền gửi, kỳ hạn gửi tiết kiệm,...
  • Bước 5: Kiểm tra lại thông tin và xác nhận giao dịch mở tiết kiệm
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm trong gia đình. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn có thể quản lý chi tiêu của gia đình mình được hiệu quả hơn.
Chia sẻ
Tags:
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chương trình ưu đãi khác

Đăng ký nhận thông tin từ OCB

Ngân hàng số OCB OMNI trên di động